Cách đo lấy kích thước lắp các loại rèm

 

Trong nhiều năm gần đây do sự phát triển của công nghệ thông tin ngày càng nhanh và mạnh dẫn đến việc trao đổi hàng hóa không chỉ đơn thuần qua kênh truyền thống. Việc bán hàng online đã và đang đem hại những lợi ích hết sức to lớn, nó đã kết nối những người bán với người mua cách xa về khoảng cách địa lý trở nên gần gũi hơn, thuận tiện hơn. Tuy nhiên trong quá trình trao đổi mua bán xuất hiện những đơn hàng nhỏ lẻ lại xa nếu theo quy trình nhà cung cấp đến tận nơi đo đạc kích thước rồi về sản xuất sau đó quay trở lại lắp đặt cho khách hàng sẽ mất nhiều thời gian, tối kém cũng như bất tiện khác. Đối với Bạch Dương bất kể đơn hàng nhỏ hay lớn gần hay xa chúng tôi đều tiếp nhận bằng cách hướng dẫn khách hàng tự đo kích thước, chọn mã sản phẩm thông qua gửi mail, Zalo hay các phương tiện liên lạc khác. Bạch Dương sản xuất và hướng dẫn khách hàng lắp đặt bảo dưỡng bảo trì sản phẩm.

Dưới đây Bạch Dương xin hướng dẫn khách hàng để có thể tự đo các loại rèm cửa đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Những loại rèm nói trên tuy có tên gọi khách nhau nhưng giữa chúng lại có sự tương đồng về cách đo đạc, lắp đặt, vận hành mà chỉ cần hướng dẫn là quý khách hàng có thể đo đạc và lắp đặt những bộ rèm cho gia đình mình.

Những loại rèm nói trên có hai cách lắp đặt đó là lắp trong khung cửa (lắp lọt sáng, lắp thông thủy) và lắp ngoài khung cửa.

Rem roman lot khung cua
Rèm roman lọt khung cửa
Rem Han Quoc lap ngoai khung cua
Rèm Hàn Quốc lắp ngoài khung cửa

Cách đo rèm trong lọt khung cửa:

– Đo chiều rông (chiều ngang): Bạn đo làm ba lần D-D, E-E, G-G lấy kích thước nhỏ nhất. Tại sao cần đo như vậy là tránh tình trạng tường khi thợ xây dựng trát không đứng cũng như  sau này dễ lắp đặt và rèm có thể nâng lên hạ xuống một phần hay toàn bộ mà không bị sát tường bạn nên trừ từ 0,5cm  đến 1cm.

– Đo chiều cao: Bạn cũng đo làm ba lần A-A, B-B, C-C lấy kích thước nhỏ nhất.

– Chú ý:

+ Để rèm có thể nâng lên hạ xuống đối với rèm gỗ, rèm cuốn, rèm cầu vồng, rèm sáo nhôm, rèm roman  hoặc xoay lật 180 độ với rèm lá dọc và khi khoan không bị vỡ mép tường cũng như có chỗ dành cho lắp ke và hộp kỹ thuật thì khoảng từ mép khung cửa hoặc xen hoa ra đến mặt tường tối thiểu từ 7cm cho cửa không có tay nắm và từ 10cm đối với cửa có tay nắm. Nếu tường nhà bạn xây 20 khung cửa lắp mép ngoài tường sau đó xen hoa sát khung cửa thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

+ Rèm lá dọc ngoài xoay lật thì có thể mở về một phía hoặc mở về hai phía bạn cũng phải trừ 1cm chiều cao của rèm nếu không sẽ sát với mép dưới cùng của cửa làm rèm nhanh hỏng và khó vận hành nhẹ nhàng được.

Cách đo rèm lắp ngoài khung:

Việc đo rèm lắp ngoài khung rất dễ dàng chúng ta chỉ cần đo chiều rộng (chiều ngang) duy nhất một lần sau đó cộng tối thiểu 10cm. Chiều cao cũng vậy chỉ cần đo một lần sau đó cộng 15cm  chúng tôi thường cộng 15cm – 20cm. Việc làm này nhằm đảm bảo về mặt thẩm mỹ, kiểm soát ánh sáng cũng như khi khoan lắp không bị vỡ tường. Bạn cũng nên chú ý xem việc cộng thêm chiều rộng và chiều cao của rèm có ảnh hưởng đến bàn trang điểm, bàn làm việc, tủ quần áo và các vật dụng khác hay không.

Tham khảo một số mẫu rèm vải mới nhất tại đây

Lưu ý: 

– Đối với những cửa có kích thước rộng và cao chúng ta nên chia làm hai hoặc nhiều tấm rèm có thể chung hộp kỹ thuật hoặc riêng hộp kỹ thuật nhưng bộ phận khóa và dây kéo nên tách riêng việc làm này có tác dụng đến độ bền của các phụ kiện như khóa, dây kéo, ke cũng như việc linh hoạt trong việc điều chỉnh ánh sáng trong quá trình sử dụng sau này.

– Yêu cầu nhà cung cấp thêm ke, bát để gia cố cho chắc chắn.

– Đảm bảo an toàn trong thi công.

Khi cần quý khách hàng liên hệ bộ phận hỗ trợ 24/7.

Địa chỉ: 39 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0243.2222.660

Hotline: 0964 557 206

Email: rembachduong@gmail.com

0964 557 206