Rèm cửa loại nào có khả năng cản nắng cản gió

Rèm cửa có rất nhiều loại khác nhau, mỗi loại có một ưu nhược điểm riêng nhưng hầu hết các loại rèm đều có chức năng là trang trí nhà cửa và cản nắng cản gió cho không gian nhà. Tùy vào từng loại rèm mà mức độ cản năng cản gió có thể nhiều hoặc ít. Vậy rèm cửa loại nào có khả năng cản nắng cản gió tốt nhất?

1. Rèm vải

Rèm vải là loại rèm cửa ra đời từ rất lâu, được may từ chất liệu các loại vải, có thể là vải nhung, vải lụa, vải gấm…Mỗi chất liệu vải thì lại có đặc tính khác nhau. Khi sử dụng các loại vải này để may rèm vải tạo nên bộ rèm vải thì nó được sử dụng để lắp đặt cho không gian gia đình. Với những sợi vải gắn kết với nhau thành một bộ rèm vải, sẽ không có tia nắng nào có thể lọt qua, vì thế rèm vải có độ cản nắng rất tốt. Nếu như bạn muốn không gian nhà mình trở nên kín đáo, không bị ánh nắng làm ảnh hưởng, hay những cơn gió len lỏi, thổi vào trong nhà thì bạn có thể kéo rèm vải trải đều che kín ô cửa mà bạn đã lắp rèm, như thế phòng của bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi tia nắng hay gió bên ngoài.

Ngược lại, nếu bạn muốn không gian phòng trở nên thoáng đãng, mát mẻ, nhất là vào buổi sáng sớm mùa hè thì bạn có thể kéo rèm vải sang hai bên, tia nắng sớm sẽ rọi thẳng vào phòng giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Rèm vải với nhiều mẫu mã đẹp, hoa văn, họa tiết phong phú có thể sử dụng cho không gian phòng khách, hoặc phòng ngủ.

rem-cua-loai-nao-co-kha-nang-can-nang-can-gio.

2. Rèm cuốn

Rèm cuốn là loại rèm được cấu tạo từ những thanh rèm xếp song song với nhau theo chiều ngang, nhờ hệ thống dây kéo linh hoạt mà rèm cuốn có thể giúp căn phòng không bị ảnh hưởng bởi những tia nắng bên ngoài khi kéo rèm cuốn che kín ô cửa sổ. Vì thế mà rèm cuốn cũng có độ cản nắng cản gió rất tốt. Khi kéo rèm cuốn khít với nhau, các thanh rèm xếp sát vào nhau sẽ không để lại kẽ hở nào, điều đó khiến cho tia nắng không thể xuyên qua được hay gió cũng không thể thổi qua được.

Rèm cuốn thường được sử dụng để lắp đặt cho những ô cửa sổ phòng bếp.

rem-cua-loai-nao-co-kha-nang-can-nang-can-gio

3. Rèm lá dọc

Rèm lá dọc được cấu tạo bởi những thanh rèm xếp song song với nhau theo chiều dọc, nhờ hệ thống dây kéo linh hoạt mà rèm lá dọc có thể xoay trái xoay phải 180 độ, điều đó giúp cho bạn dễ dàng điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào phòng. Rèm lá dọc (http://rembachduong.vn/rem-la-doc) cũng là loại rèm có khả năng cản nắng cản gió rất tốt. Khi bạn kéo rèm lá dọc che kín khung cửa thì phòng nhà bạn trở nên kín đáo hơn, khi bạn kéo rèm lá dọc dạt sang hai bên thì phòng nhà bạn lại trở nên thoáng hơn.

Rèm lá dọc thích hợp sử dụng cho phòng làm việc, đặc biệt là khu văn phòng, những nơi làm việc đòi hỏi sự tập trung cao độ.

4. Rèm sáo gỗ

Rèm sáo gỗ về cơ bản có cấu tạo giống với rèm cuốn, cũng được thiết kế từ những thanh rèm chất liệu là gỗ tự nhiên. Rèm sáo gỗ có màu gỗ tự nhiên nên thích hợp lắp đặt cho những không gian phòng của người lớn tuổi, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Rèm sáo gỗ cũng có khả năng cản nắng cản gió tốt nhờ vào cơ chế hoạt động linh hoạt của rèm sáo gỗ.

5. Rèm roman

Với cấu trúc xếp lớp, rèm roman được tạo nên từ nhiều lớp rèm được xếp theo từng nấc một, rèm roman có tính thẩm mỹ cao, có khả năng cản nắng cản gió tốt nên bạn có thể sử dụng rèm roman để lắp đặt cho những không gian phòng đòi hỏi sự sang trọng như phòng khách.

Hy vọng với những loại rèm trên bạn có thể chọn được loại rèm cửa phù hợp nhất với gia đình mình để không gian nhà vừa được trang trí đẹp lại vừa không bị ánh nắng hay gió làm ảnh hưởng.

0964 557 206